Mình có từng đề cập về chị Shadé Zahrai trong bài viết về những YouTubers giúp mình trở thành một người phụ nữ tốt hơn. Mình không xem nhiều video của chị nhưng có những video mình xem lại 2-3 lần, video “5 Habits Keeping you STUCK & 5 Ways to Get UNSTUCK” là một trong những số đó vì mình thấy nó khá insightful.
Đây là một video khá thú vị của chị Shadé Zahrai, xoay quanh các lý do khiến bạn mãi mắc kẹt trong vòng lặp phát triển bản thân, và theo sau đó là cách để thoát ra khỏi nó. Trong bài viết này, mình tổng kết lại 5 ý mà chị Shadé Zahrai đã nêu trong video, các bạn có thể xem full video để hiểu hết nội dung nhé.
***Lưu ý, bài viết có xen kẽ tiếng Việt – tiếng Anh lẫn lộn vì một số từ mình muốn để nguyên gốc, các bạn đọc thông cảm nhé.
1. You’re an infomaniac – Nghiện cập nhật thông tin
Bạn có đang luôn ám ảnh với việc tiếp thu và học những kiến thức mới? Và bạn sợ rằng mình sẽ bị bỏ lại nếu chọn nói không với những điều đó? Hoặc bạn luôn check mạng xã hội, email, điện thoại… chỉ để bản thân không trở thành “người tối cổ”?
Chào mừng bạn đến với thế giới của những kẻ “Infomania” – Hội chứng nghiện cập nhật thông tin. Đây là hội chứng có liên kết chặt chẽ với tâm lý FOMO. Giữa kỷ nguyên ngập ngụa tin tức (information-overload), việc đứng ngồi không yên là điều dễ hiểu. Nhưng nếu luôn ép bản thân phải bắt kịp với các thông tin, sự tập trung và mental sharpeness của bạn sẽ bị giảm, chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Tệ nhất? Bạn luôn cảm thấy mình bận rộn nhưng không có bước tiến triển nào, bạn bị mắc kẹt trong mớ thông tin nhiễu nhương và vì thế cũng không thể toàn tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Mình cũng phải mất rất lâu để chọn nói không với những thứ fancy ngoài kia, để tập trung theo đuổi con đường mình đã chọn.
2. Knowing-Doing gap – Biết nhưng không làm
Bạn đam mê phát triển bản thân và luôn biết mình cần phải làm gì để tiến xa hơn trong cuộc sống. Bạn thuộc lòng các công thức, hiểu rõ các nguyên tắc, nắm vững mọi lý thuyết. Nhưng bạn biết mà… KHÔNG làm.
Ví dụ, bạn luôn biết rõ tập thể dục là tốt nhưng bạn không luyện tập. Bạn biết ăn uống healthy là tốt nhưng bạn vẫn chọn thức ăn nhanh? Và bạn biết dùng mạng xã hội quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ nhưng bạn vẫn vô thức dành quá nhiều thời gian trên các ứng dụng?
Hiện tượng này được gọi là “Knowing – Doing gap” do Jefferey Pfeffer và Robert Sutton đề cập trong bài viết trên Harvard Business Review vào năm 1999. Mỗi lần bạn học hoặc biết một điều gì đó mới, cơ thể bạn tiết ra một dopamine và đánh lạc hướng như thể bạn đã “master” nó.
Bạn không áp dụng những thứ bạn biết. Bạn chỉ cảm thấy hứng thú khi biết thêm nhiều điều mới, nhưng bạn lại không hành động vì việc biết dễ hơn việc thực sự làm. Nên nhớ “Knowing is NOT doing”. Cái này mình viết ra cũng là để tự nhắc mình luôn
3. Achievement addict – Nghiện thành tích
Khi bạn đạt được một thành tựu nào đó, thay vì dành thời gian để ăn mừng, bạn bỏ qua bước này và nhảy thẳng đến việc theo đuổi mục tiêu tiếp theo. Và rồi bạn cảm thấy tội lỗi nếu bạn không làm việc, bạn rơi vào cái bẫy năng suất (Productivity Guilt), tức là khi bạn không tạo ra, đạt được hay làm nên 1 thứ gì đó, tâm trí bạn sẽ phát ra một ý nghĩ rằng “mình không đủ tốt”.
Danh tính (identity) của bạn đột nhiên gắn với năng suất và thành tựu của bạn. Bạn thấy mình xứng đáng khi bạn làm việc năng suất cao và ngược lại. Đồng thời, bạn luôn cảm giác mình bị thiếu thời gian, bị bỏ lại, bị tụt hậu và rồi bạn rơi vào vòng lặp tự khiển trách chính mình.
Kết quả? Sự tự tôn của bạn giảm xuống không phanh còn bạn thì bị burn out. Bạn chỉ có được sự tự tin nếu như bạn đạt được thành tích nào đó.
4. Endlessly multitask – Vòng lặp “đa nhiệm” không hồi kết
Bạn switch task trong công việc và cuộc sống liên tục để tránh đi sự nhàm chán. Bạn trở nên thiếu kiên nhẫn và muốn có kết quả ở mảng này mảng kia ngay lập tức.
Việc chuyển đổi task như vậy khiến cho cuộc sống trở nên thú vị nhưng nếu liên tục làm điều đó bạn sẽ rơi vào vòng luân hồi “Dopamine Addiction”. Tức là bạn vô tình tán thưởng não bộ cho việc không tập trung và tìm kiếm các stimulation bên ngoài (đọc một quyển sách, nghe 1 podcast mới,…). Điều này chả giúp ích gì mà còn khiến bạn làm nhiều hơn.
5. Attachment to your phone – Không thể sống thiếu điện thoại
Nếu bạn không chịu được việc sống thiếu điện thoại và luôn phải có nó ở bên, điều này rất có thể sẽ khiến não của bị bào mòn (brain drain). Ngay cả khi bạn đang làm việc và để điện thoại ở chế độ im lặng, úp mặt xuống trên bàn, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn.
Trong video, chị Shadé Zahrai có đề cập rằng, dù bạn có cưỡng lại được việc kiểm tra điện thoại, hành động phải cưỡng lại đó cũng đã khiến não bộ tốn một phần năng lượng. Điều này đồng nghĩa, não bộ sẽ thiếu năng lượng cho các task đang thật sự cần tập trung.
—
Trên đây là 5 lý do khiến bạn luôn bị mắc kẹt, do chị Shadé Zahrai tổng hợp trong video, mà mình thấy khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Có vài điểm mình thấy khá relevant với bản thân. Phần sau của video có đề cập đến các phương pháp giúp bạn vượt qua các cái bẫy này. Tuy nhiên, phần này lại không được chị ấy chia sẻ kỹ và sâu như lúc bóc tách các lý do, những vẫn có giá trị. Các bạn hãy xem full video để hiểu rõ hơn nha
Hy vọng bài viết của mình mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị.
Nếu thích bài viết hãy thả tim cho mình ngay bên dưới hoặc cân nhắc ủng hộ trulytrinh bằng các cách dưới đây để blog có thể tiếp tục được vận hành và phát triển hơn trong tương lai:
🎁 Chuyển khoản
Tên tài khoản: Đặng Tuyết Trinh
Ngân hàng: ACB (Chi nhánh Cống Quỳnh)
Số tài khoản: 1502946
🎁 Momo
https://me.momo.vn/trulytrinh
🎁 Buy me a coffee (Mua tặng mình một tách cà phê)
https://www.buymeacoffee.com/trulytrinh
Leave a Reply