Làm gì khi đối mặt với các lựa chọn khó khăn?

, ,

Mình chắc hẳn trong đời ai cũng đối mặt với một vài lựa chọn khó khăn. Trước kia, khi đối mặt với các lựa chọn khó khăn, mình thường dành thời gian phân tích và làm bảng Pros and Cons. Tuy nhiên, sau những bảng so sánh, có những quyết định vẫn khiến mình không cảm thấy thoả mãn.

Trong dịp host một buổi Gathering cùng 2 bạn trẻ tài năng cho các alumini Lead The Change, mình đã có cơ hội được lắng nghe một bài chia sẻ khá bổ ích từ bé co-host về cách đối mặt trước các lựa chọn khó khăn, được đúc kết từ bài TED Talk của Dr Ruth Chang. Bằng việc đã thử áp dụng và thấy hiệu quả, mình nghĩ những tips mà bé chắt lọc được cũng sẽ rất bổ ích cho những ai đang cần. 

“Hard choices are hard because there is no best option” 

Để đưa ra những quyết định trước các lựa chọn khó khăn trước hết cần hiểu được thế nào là lựa chọn khó khăn. Một quyết định khó khăn là khi các lợi ích của các phương án gần như tương đương. Trong khi đó, ở một lựa chọn dễ dàng, lúc nào cũng sẽ có một phương án nhỉnh hơn so với các phương án còn lại. 

“There is no reason to believe that in choices, there are only three possibilities” (better, worse or equal) 

Như đã nói ở trên, mình là người hay làm pros and cons trước khi đưa ra một quyết định. Bản thân mình đã không nhận ra rằng, mình đã đặt các lựa chọn không-thể-so-sánh với nhau trên cùng một bàn cân. Một chiếc cặp A có thể nặng, nhẹ hơn hoặc bằng chiếc cặp B. Hoặc khi so sánh hai số thực bất kỳ, chỉ có duy nhất ba khả năng là bằng, lớn hơn hoặc bé hơn. Nhưng các giá trị tinh thần lại không đo lường theo cách này được. Những giá trị như gia đình, tình yêu, quan điểm sống không thể diễn đạt hết được bằng những con số, vậy tại sao chúng ta vẫn giữ niềm tin rằng trong lựa chọn chỉ có 3 khả năng là tốt hơn, tệ hơn và tương đương?

Mình học được rằng – không có phương án nào thực sự tốt hơn cả (hay tốt nhất).

Trên thực tế các phương án đều mang đến những giá trị tương đương nhau, nhưng khác nhau về mặt loại giá trị. Vậy sẽ thật dễ dàng nếu mình biết được những giá trị cốt lõi mà bản thân đeo đuổi. Nhưng trong trường hợp mình không biết mình là ai, thì mình phải làm gì tiếp theo trước những lựa chọn khó khăn? 

“Just make a choice, then make it turns out to be a good one”

Minh đã học được rằng, hiểu được một lựa chọn khó khăn theo bản chất này, chúng ta khám phá ra được một bản năng mới của con người, đó chính là KHẢ NĂNG TẠO LÝ LẼ (The power to create reason).

Khi gặp lựa chọn khó khăn, mình không cố gắng tìm cho mình một phương án tốt nhất vì mình hiểu rằng không-có-phương-án-nào-tốt-nhất cả. Thay vì tìm vô vàn lý do ngoài kia, mình học cách tìm lý do cho chính mình, mình tự hỏi bản thân “Tôi muốn lựa chọn này cho ra những outcome như thế nào?”. Mình chọn gì trước những quyết định khó khăn là QUYỀN của mình 🙂 Bài học mình rút ra từ các quyết định khó khăn là chúng khiến mình phải suy ngẫm đâu là giá trị mà mình đề cao và muốn theo đuổi.

Và khi tự tìm ra lý lẽ riêng để quyết định chọn trở thành điều này thay vì điều khác, mình trở thành… chính tác giả cho cuộc đời mình. Mình độc lập trong suy nghĩ của bản thân. Và đối với mình, đó là một kiểu tự do độc lập vô cùng gợi cảm.

Trích lời Dr Ruth Chang: “You should make your hard decisions based on who you want to become. The outcome of a hard decision is your creating the reasons to justify that choice and embracing them… Use that to inform your choice rather than the qualities of the choices themselves”. 

Đối mặt với những quyết định khó khăn thật sự không dễ dàng, nhưng cái gì quá dễ dàng thì nó chán mà phải không? Chúc bạn và chúc cả chính mình sẽ tìm ra đủ lý lẽ cho bản thân để tự đưa ra những quyết định quan trọng nhất cho cuộc đời của chúng mình.

59

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *