Vì sao mình nói không với Rebound Relationship?

, ,

Mình không phải là người có thể nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác. Bạn bè luôn bảo mình mất rất nhiều thời gian để bước vào một mới quan hệ mới. Có thể 2-3 năm trôi qua, mình vẫn nhắc về một mối quan hệ đã lâu, và trong khoảng thời gian đó, gần như mình không có nhu cầu cần phải tiến vào một mối quan hệ nào mới nào.

Bởi vì mình không muốn tiến tới một mối quan hệ với ai đó chỉ để quên đi một người, điều này thật sự không tử tế với người khác và, nếu nghĩ kỹ, cũng không tử tế với chính bản thân mình.

Thứ hai, sau những mối quan hệ đó, điều khiến mình day dứt, không phải là cảm xúc với những người đó, mà là với chính mình.

Điều này cũng không đồng nghĩa mình không cởi mở cho nhiều mối quan hệ mới hay sống khép mình. Mặt khác mình thấy bản thân khá cởi mở, lạc quan và chưa bao giờ đánh mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Mình tin rằng mỗi mối quan hệ không thành đều là một bước tiến giúp mình đến gần hơn với mối quan hệ sẽ thành.

Đôi khi việc nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ có thể là liều thuốc cho người khác nhưng có lẽ không phải với mình. Mình tin mỗi người có cách đối phó riêng khi một mối quan hệ kết thúc. Và hôm nay mình muốn chia sẻ lý do mình nói không việc tìm kiếm những mối quan hệ như vậy – Đó chính là những mối quan hệ phục hồi, hay còn được biết đến là Rebound Relationship.

Rebound là gì?

“Rebound” là một từ tiếng Anh có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này mình muốn tập trung nói về Rebound trong Rebound Relationship – Mối quan hệ phục hồi. Nhưng dưới đây mình vẫn sẽ đề cập những ý nghĩa khác của từ Rebound để bạn có thể tham khảo:

  1. Trong thể thao:
    • Rebound có thể là một thuật ngữ trong bóng rổ, đánh dấu sự nắm giữ quả bóng sau khi nó đã được ném vào rổ nhưng không trúng mục tiêu. Người chơi nắm giữ được quả bóng sau cú ném bóng sẽ được ghi là có một “rebound.”
  2. Trong mối quan hệ tình cảm:
    • Rebound relationship (Quan hệ phục hồi) là một khái niệm thường sử dụng để chỉ việc người này vừa chia tay thì tiếp tục “nhảy” vào một mối quan hệ mới dù đôi khi mối tình mới không có sự gắn kết về mặt tình cảm. Những người tìm rebound relationship thường có mục đích muốn dùng tình mới để quên đi tình cũ (Zing).
  3. Trong kinh tế:
    • Economic rebound là một khái niệm kinh tế, thường ám chỉ sự phục hồi nhanh chóng của một nền kinh tế sau một giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng.
  4. Trong y học:
    • Rebound effect có thể ám chỉ hiện tượng khi ngừng sử dụng một loại thuốc, và tình trạng bệnh tình trở lại hoặc trở nên nặng hơn so với trước khi sử dụng thuốc.

Trong bài viết này, mình sẽ tập trung nói về ý nghĩa của chữ Rebound trong “Rebound Relationship” – mối quan hệ “tạm bợ” sau một mối quan hệ đã kết thúc.

Ví dụ, A và B yêu nhau được 6 năm và cả hai chia tay. Sau chia tay, A nhanh chóng tiến tới mối quan hệ với C, nhưng mối quan hệ này khá chóng vánh. C sẽ được xem là rebound của A.

Tại sao mình nói không với Rebound?

Thực tế, một số quan điểm cho rằng Rebound Relationship là điều cần thiết sau khi kết thúc một mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan hệ lâu dài. Các chuyên gia tâm lý cũng đồng tình rằng Rebound có thể giúp bạn tự bảo vệ mình sau một mối quan hệ.

Riêng với bản thân mình, điều trên lại không hiệu quả vì mình… không làm thế được.

Mình không nhảy từ mối quan hệ này từ mối quan hệ khác. Vì mình cảm thấy mình cần thời gian để tìm lại mình khi khi kết thúc một mối quan hệ. Và thứ 2, với ai, mình cũng rất nghiêm túc.

Nói như thế không có nghĩa là mình phán xét những người dùng Rebound Relationship. Đây là lối sống mà mình chọn, và việc mình chọn nó không có nghĩa nó đúng và những thứ kia sai. Chỉ là nó hợp với tính cách của mình. Lựa chọn nào cũng có những mặt tốt lẫn mặt xấu.

Quay trở lại với Rebound Relationship, thật ra có rất nhiều sao nữ đã chọn Rebound Relationship và họ rất cởi mở về việc này. Thậm chí đối phương của họ cũng khá chill. Vì lúc này, đôi bên đều xem mối quan hệ như “fling” (kiểu mối quan hệ đôi bên không cần cam kết, chỉ tạm thời, thoải mái). Bạn nào hay xem các phim romcom hay TV series Âu – Mỹ có thể bắt gặp từ này nhiều.

Nếu đôi bên đều hiểu mối quan hệ này chỉ ở mức fling thì đôi bên sẽ không có ràng buộc và cứ chill thôi. Và vì vậy, đôi bên cũng vui vẻ khi dừng lại.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp người khác lại không biết họ đang là “rebound” của một người khác. Và vì vậy, họ đặt mình trong tâm thế nghiêm túc với người kia trong khi người kia cũng chỉ coi họ là “cú đệm” sau khi kết thúc một mối quan hệ nghiệm túc lâu dài.

Hầu hết trong mọi trường hợp, rebound thường xảy ra khi một trong 2 người chưa hoàn toàn thoát ly khỏi mối quan hệ cũ, nhưng thay vì tự mình sắp xếp lại những cảm xúc của cá nhân, họ trốn tránh nó bằng cách vùi đầu vào một mối quan hệ mới mặc dù bản thân chưa sẵn sàng. Kết cục, rất có thể họ phải dành thời gian để quên… cả 2 người hoặc khiến cho người rebound mang những tổn thương không đáng có.

Với mình, mình không thích đối xử với người khác như vậy và vì thế mình cũng không muốn bị đối xử như thế. Vậy nên mình luôn nói không với Rebound Relationship.

Mình cũng không ngần ngại vào vai phản diện khi từ chối một người khi mình thấy mình chưa sẵn sàng. Vì suy cho cùng, thà như vậy còn hơn lấy người khác ra làm miếng đệm tình cảm cho mình?

19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *